9 Things 2020 Has Taught Me.

Tôi tự chúc mừng sinh nhật chính tôi bằng bài viết “khai page” hehee, chúc mừng sinh nhật nhé bản thân ❤

Tổng kết 2020. #AiriintheNL

Có thể nói 2020 là một năm mà mình được khai sáng, “giác ngộ” nhiều điều hay lẽ phải về bản thân, cuộc sống và thế giới. Nhờ dịch Covid, mình có nhiều thời gian để tự ngẫm, hiểu hơn về chính mình, crush một ai đó và bắt đầu thói quen mới có lợi như đi bộ thể dục. Mình đã định viết dạng gộp chung những thành quả học tập, công việc hoặc tài chính cho mọi người dễ theo dõi, nhưng mình thấy viết theo trình tự thời gian sẽ khiến bài viết dài hơn để xem ai iu mình sẽ đọc đến dòng cuối cùng hjhj (này mình đùa thôi). Mình chọn viết theo từng tháng cho phù hợp mạch cảm xúc, cũng như để thể hiện suy nghĩ của mình đã dần có sự trưởng thành như thế nào, nên nếu mọi người không ngại tốn hơn chục phút đọc thì hãy cùng mình nhìn lại một năm 2020 đầy sóng gió này nhé.

Dài quá, cần tóm tắt:

1. Đang yên đang lành tự nhiên có crush.

2. Digital detox bất đắc dĩ.

3. “Sống là không chờ đợi. Liệu mình có hối hận không?”

4. “Học để làm gì?”

5. Con gà – quả trứng.

6. “Đâu mới là giá trị bền vững?”

7. Quan trọng là dũng khí.

8. Đi tìm bản thân.

9. Nghề nghiệp tương lai.

1. Tháng 1: Đang yên đang lành tự nhiên crush rơi trúng đầu.

Thật sự là mình cũng không hiểu tại sao hay thế nào mà sau ngày sinh nhật của mình đúng 1 hôm, mình tự nhiên lăn đùng ngã ngửa ra cảm nắng bạn tên Z này, trong khi nửa tháng trước chẳng mấy để ý gì đến người ta. Tính mình ham vui, thích phải nói đói phải ăn nên là a lê hấp, mình lấy hết dũng khí không hiểu ở đâu ra viết một tin nhắn dài ngoằng đầy mùi mẫn gửi đến cho bạn Z, không mong có ngày được đọc vì maybe người đó không bao giờ check tin nhắn chờ từ một người lạ hoắc lạ huơ. Nhưng không, người tính không bằng trời tính, đúng một tuần sau đấy mình nhận được tin nhắn trả lời và từ đó cũng có nói chuyện qua lại. Bạn Z này tinh tế cực kì, xử lý tình huống cũng cực khéo léo luôn, và bản từng bước khiến mình từ bỏ hi vọng trong hòa bình, không một lời oán thán. Nói chung là lâu lâu có trải nghiệm va vào tình yêu như này cũng khá vui, phần vì đó là bạn Z, phần còn lại cho thấy mình vẫn tuổi trẻ nồng nhiệt yêu vào mù quáng mất hết rổ giá.

2. Tháng 2: Digital Detox bất đắc dĩ.

Vì bạn Z xử lý nhanh gọn lẹ quá nên hết tháng 1 mình và bản đã còn gì nữa đâu mà khóc với sầu, sang đến tháng 2 là mình cố gắng quên đi và bắt nhịp lại cuộc sống hậu crush. Mình tiếp tục đi học trên trường, đi làm tại quán sushi, tham gia dự án, cuộc sống cứ thế êm đềm trôi. Hai tuần cuối tháng này nhà mình bị mất mạng Internet, thế là mình “được” digital detox một cách bất đắc dĩ. Mình nhận được kha khá những lợi ích như: (1) Học tập có kế hoạch và hiệu quả hơn vì mình luôn phải tranh thủ thời gian ở trường để xài ké wifi; (2) Buổi tối có nhiều thời gian hơn để đọc sách, đi ngủ sớm và nấu ăn cho ngày hôm sau; (3) Thời gian sử dụng mạng xã hội ít đi, không chú tâm vào những cuôc tò chuyện vô bổ vì mình đã nhận ra cơ chế gây nghiện của mxh; và (4) Không còn kè kè điện thoại bên người hay bị ám ảnh phải check noti nữa. Tất nhiên có được thì cũng phải có mất, (1) Nhà mất mạng, việc này đối với mình chính là mất mạng; (2) Khó làm nốt bài tập chưa hoàn thành được trên trường; (3) Nhiều hôm phải ở lại đến tối muộn nên khá mệt; và (4) Thời gian đầu chưa quen việc không Internet nên phải mua thêm data để dùng. Trải nghiệm mất mạng 2 tuần này khiến mình thấy bất tiện thật, nhưng cũng vẫn chịu được. Cũng trong thời điểm này là đại dịch đã xuất hiện tại Ý, và chuẩn bị lan rộng khắp cả châu Âu.

3. Tháng 3: “Liệu mình của tương lai có oán trách hay hối hận không nhỉ?”

Đến giữa tháng ba (12/3), Hà Lan bắt đầu áp dụng lockdown, học sinh sinh viên buộc phải nghỉ ở nhà để chuyển sang học online vì thời điểm này cả châu Âu, châu Mỹ, châu Á bước vào đỉnh dịch. Trong những ngày này thì mình có tụ tập ăn uống vài bữa với tiêu chí “sống chết có số” =)), trộm vía không bị sao lol. Sống giữa lockdown mình mới bắt đầu thấy tiếc vì đã không đi du lịch đến Ý hoặc các nước châu Âu khác trước đại dịch, bởi vì bây giờ có cho vàng cũng không dám đi đâu nữa. Hai tuần cuối tháng cũng là lúc mình è cổ ra chạy deadline sml, 3 cái deadline cùng lúc nó dí mình chạy té khói. Mỗi ngày mình đều phải ghi thật rõ ra mấy giờ phải dậy, giờ nào làm gì, tận dụng từng giây từng phút vì bài nhiều quá làm không hết. Trong những ngày này, vì nhiều thời gian nên mình suy nghĩ rất nhiều, mình nhớ lại những kí ức về ngày mình còn bé xíu, từ hồi mình cấp 1 cấp 2 để xem chính mình đã lớn lên thế nào, bản thân như ngày hôm nay là nhờ ai hay do đâu. Mình có nằm suy ngẫm về rất nhiều thứ, như là việc mình muốn làm, tự hỏi liệu mình có hối hận về những ngày mình nghĩ quá nhiều, lo lắng đủ thứ mà không làm gì để cải thiện tình hình hay không (25/3). Nằm tự ngẫm về việc mình của tương lai sẽ nhìn vào bản thân của những ngày tháng này rồi tự trách, nói những lời như “giá như, ước gì” là mình lại sợ đến rùng cả mình mọi người ạ, và thế là lại cong mông lên chạy cho bằng xong deadline thôi chứ cũng không còn cách nào khác nữa.

4. Tháng 4 và tháng 5: “Học để làm gì ?”, nhận ra bản thân “nói một đằng làm một nẻo” thế nào.

Hai tháng này mình ở lì trong nhà, chỉ ló mặt ra ngoài đường khi cần đi siêu thị, mình cũng không đi làm nhà hàng gì nữa luôn. Chính khoảng thời gian này là lúc mình bắt đầu tự vỡ ra kha khá thứ, tìm thấy niềm vui trong những công việc như nấu ăn rửa bát. Đi du học gần 3 năm rồi mà mình mới nhận ra việc mình tự nấu ăn, tự đi học, tự sống một mình ở đất nước này là hành động sống tự lập, tự chăm sóc cho chính mình. Nghe rất khó tin nhưng lại là sự thật, như kiểu trong suốt thời gian qua mình đã sống trong trạng thái autopilot vậy á, u u mê mê gì cũng không biết, gì cũng không để ý, không phải việc của mình. Cũng trong hai tháng này mình đã hiểu ra sự thật “kinh hoàng”, biết nghĩ xa nghĩ rộng đến tương lai sau này. Mình tự hỏi “Ơ, bây giờ còn tiền thì vẫn sống được, nhưng đến khi hết rồi thì cái gì, hay cách nào để kiếm tiền đây nhỉ?”. Nghĩ nghĩ một hồi thì mình hiểu ra năng lực, giá trị, khả năng kiếm tiền, kiến thức học được sẽ là những cái cần câu cơm để mình có thể tồn tại. Đáp án cho câu hỏi “Học để làm gì?”, “Tại sao phải phát triển bản thân?” đã được tìm ra một phần, dù muộn nhưng cũng đánh dấu mình đã bắt đầu chấp nhận việc mình đã là một người trưởng thành 23 tuổi, không còn nhỏ nít và bố mẹ cũng sẽ không sống mãi với mình được. Đến lúc chỉ còn lại mình mình trên thế gian thì mình chỉ có thể dựa vào bản thân mà thôi.

Cũng trong thời gian này thì nhờ một cuộc trò chuyện với những người bạn ở nhóm cũ mà mình đã nhận ra bản thân nói một đằng, làm một nẻo. Mình luôn mồm kêu không tìm được thực tập, vì mình có tìm đâu mà thấy. Mình luôn mồm kêu đang học tiếng, vậy là trình độ vẫn chỉ quanh đi quẩn lại ở vài câu chào hỏi. Mình nghĩ rằng mình đang học, nhưng cả ngày mình chỉ làm mấy thứ vẩn vơ gì đấy rồi tự cho đó là học. Mình sống trong cái bong bóng của việc bộ não cứ nghĩ, cứ tưởng nó đang làm gì đó nhưng hành động thực tế lại hoàn toàn trái ngược. Cũng từ đây mà mình “giác ngộ” ra tại sao bản thân lại luôn mâu thuẫn như vậy, hiểu được chính xác integrity nghĩa là gì và là như thế nào, và càng thấm thía hơn tính nhất quán giữa hành động và suy nghĩ, lời nói.

5. Tháng 6: Con gà – quả trứng và cách giải quyết.

Đến tháng 6 thì dịch cũng đã đỡ đỡ nên mình cũng đi làm lại, tuy nhiên lại vướng phải một vấn đề với thẻ tàu để đi lại. Vì từ tháng 4 dịch quá nên group tàu cũ của mình đã hủy, giờ mình cần có một nhóm tàu mới để tham gia cùng hoặc đợi nhóm cũ cũng phải đến tận tháng 7. Mình dùng dằng vùng vằng định để đến tận tháng 7 mới làm vì lúc đó mới học xong, nhưng mấy ông ở nhà hàng cần biết lịch mình có thể làm để còn xếp nên giục mình tối ngày. Mình bảo sẽ báo sau việc mình đi làm, vì phần nhiều phụ thuộc vào việc mình có thẻ tàu group hay không. Để tóm tắt lại thì giờ mình thấy nó như vấn đề triết học con gà – quả trứng, “Con gà có trước hay quả trứng có trước?”, ở điểm giờ mình không thể đi làm vì không có group tàu, không tìm được group tàu mới thì không đi làm được. Để giải quyết vấn đề triết học này thì mình quyết định phá vỡ cái vòng luẩn quẩn bằng cách lên group người Việt hỏi xem ai có group tàu không thì cho mình tham gia vào với, và chắc ông trời muốn mình kiếm tiền nên sau nửa tiếng đăng bài thì mình đã có group mới, lại còn do một em cùng thành phố mình lập. Vậy là vấn đề thẻ tàu đã giải quyết xong, từ đó mình cũng hoàn thành được việc báo lịch làm và đi làm lại, chấm dứt chuỗi ngày ăn không ngồi rồi yê.

Mình không chắc lắm việc thẻ tàu này của mình có phải một dạng của con gà – quả trứng hay không nhưng đối với mình thì nó khá giống, vì các vấn đề liên quan cứ dựa vào nhau tạo thành một vòng luẩn quẩn, như cái meme “không có việc làm vì không có kinh nghiệm, không có kinh nghiệm thì không có việc làm” á mọi người. Qua việc group tàu này thì mình nhận ra trong tình huống luẩn quẩn, việc cần làm là phá vỡ một mắt xích, làm một việc bất kì gì đó để phá vỡ cái vòng tròn đó, rồi từ đó vấn đề sẽ được tháo gỡ mà thôi.

6. Tháng 7 và tháng 8: Tiếp tục giác ngộ

Hai tháng này mình tập trung vào việc đi làm sushi để cày tiền, tuy nhiên khoảng thời gian này mình nghĩ siêu siêu nhiều và cũng giác ngộ được vô số thứ. Đi làm gần như cả tuần, trong những lúc đứng cuốn và làm sushi, lòng mình tràn ngập đủ các loại cảm xúc độc hại như giận dữ, mệt mỏi, thất vọng, xấu hổ, ghen tị, hối hận. Mình giận dữ vì lưỡi dao của cái máy cắt mòn vẹt khiến việc cắt sushi mất nhiều thời gian, vì việc có quá nhiều đơn hàng làm mãi không xuể chỉ với hai người, vì ông làm cùng mình làm chậm rì rì không được như bà hồi trước làm cùng mình. Mình mệt mỏi vì đông khách và đơn đến liên tục, ba lão xấu tính cứ bắt nạt ông làm cùng, và phải đứng cạnh cái máy cuốn phả ra gió Lào trong thời tiết nóng khô của Hà Lan. Mình thất vọng và xấu hổ vì so với các bạn thì mình đúng thật thảm hại, cùng xuất phát điểm mà giờ người ta giỏi giang tài năng còn mình đi làm công việc không cần nhiều đầu óc lắm. Mình hối hận vì đã không cố gắng học tập ở cấp ba, để giờ phải “khổ” như thế này. Hai tháng này mình tự vấn bản thân rất nhiều, mình tự hỏi rốt cục thì lí do mình sang đây là để làm gì, mình đang làm cái gì ở đây vậy, liệu mình sẽ như thế này mãi sao, phải làm thế nào để tình hình thay đổi. Đến lúc này thì mình càng sâu sắc giác ngộ tầm quan trọng của việc “học”, và việc làm sushi này là công việc phổ thông, thiên về tay chân nhiều hơn là đầu óc, là việc làm tạm thời để kiếm tiền trang trải cuộc sống thôi. Những công việc cần nhiều sức lực thì bây giờ mình trẻ mình vẫn có sức, nhưng đến khi già rồi thì lấy đâu ra để làm nữa, phải tính xa hơn một chút. Mình hiểu ra công việc chính của mình là việc học ở trường, kiến thức học thuật học và áp dụng được, những kĩ năng được rèn giũa qua những bài tập mới chính là cái mình cần phải tập trung nhiều công sức hơn (vì mình chưa có ý định mở nhà hàng nên những kinh nghiệm đi làm nhà hàng này chưa cần dùng đến). Mình cũng hiểu ra có sức khỏe là có tất cả, cái gì cũng có thể lấy lại được nhưng mất sức khỏe thì chỉ mong có lại sức khỏe mà thôi.

7. Tháng 9: Quan trọng là dũng khí.

Đến tháng này thì mình chọn nghỉ ngơi một chút sau những tháng đi làm không biết mệt và mỗi ngày một điều giác ngộ kia. Mình chọn ở lại Leeuwarden mà không chuyển đi như kế hoạch đã định nữa, phần nhiều vì dịch bệnh chưa ổn định, nhiều khả năng lại lockdown hoặc mọi người làm việc tại nhà, nên mình có chuyển đi thì chỉ tăng tiền nhà phải trả chứ triển vọng kiếm dự án để thêm kinh nghiệm là không khả quan lắm. Đến giờ thì thực tế đã chứng minh việc mình không chuyển đi là đúng đắn, vì Hà Lan đang lockdown đến tận 19 tháng 1, các nhà hàng quán ăn cũng đủ nhân viên rồi còn các công việc liên quan sự kiện bị hủy sạch, bây giờ người ta tập trung virtual/online meeting, work from home nên có lợi nhất vẫn là ở chỗ có giá phòng rẻ để tiết kiệm được đồng nào hay đồng đó. Qua việc chuyển nhà này mình học được tầm quan trọng của tầm nhìn và việc cân nhắc giữa các yếu tố để ra được quyết định phù hợp.

Cũng trong khoảng thời gian này thì mình cũng tham gia một vài group về việc làm tiếng anh, mình nhìn thấy nhiều người có thể điểm của họ không bằng mình nhưng họ vẫn rất tự tin, dũng cảm đi dạy hay nộp vào những chỗ có yêu cầu khá cao. Mình tự hỏi họ lấy đâu ra dũng khí hay sự dũng cảm đó, tại sao mình có thể cũng có năng lực mà tại sao mình luôn sợ hãi, rụt rè, nhút nhát và không dám làm gì? Vì đâu nên nỗi vậy nhỉ, vì sao mình luôn tự ti như thế? Có phải vì mình ở trong môi trường toàn người giỏi quá nên vậy, hay trời sinh tính cách này của mình rồi nên thế? Những câu hỏi này mình vẫn có đáp án, nhưng mình cũng hiểu thôi thì người ta hơn nhau cũng chỉ ở cái dũng khí, có dám nghĩ dám làm hay là không mà thôi.

8. Tháng 10 và tháng 11: Tìm kiếm thực tập.

Trong hai tháng này mình tập trung vào việc tìm kiếm thực tập. Từ hồi tháng 5 mình cũng đã nộp đơn vào một vài chỗ nhưng đều không thể qua nổi được vòng gửi xe là scan CV. Đến tháng 9 thì mình hỏi đứa bạn cho xem thử cái CV của nó, và cộng thêm việc tự hiểu ra nên mình đã thiết kế lại một cái CV khác, ngăn cách rõ ra kĩ năng công việc và tính cách của bản thân chứ không như CV cũ là gộp chung lại với nhau. Tháng 10 qua đi và tình hình vẫn chẳng khá khẩm hơn là mấy, vẫn là những thư từ chối với lí do kinh nghiệm không phù hợp. Đến tháng 11 thì mình bắt đầu ngồi nghiên cứu thật kĩ job description, cố gắng tìm ra nhà tuyển dụng đang tìm kiếm ứng viên như thế nào và khéo léo tìm ra điểm chung giữa mình và vị trí đang tuyển. Đối với những vị trí mình tìm được, mình đều cặm cụi chỉnh sửa CV và Cover Letter sao cho phù hợp nhất với vị trí đề ra, còn gửi đính kèm thêm một vài hình ảnh của các dự án mình đã làm hoặc một vài sản phẩm email mình từng viết trước đó để chứng minh khả năng. Trước đó mình chăm chăm nộp vào những vị trí về Marketing, vì minor của mình là MarCom nên mình nghĩ đã có kiến thức và kinh nghiệm phù hợp. Tuy nhiên, sau năm lần bảy lượt không được và cũng đã hiểu ra Marketing trong những vị trí đó cần cả kiến thức kinh doanh, kinh tế nhiều hơn nên mình đã buông bỏ. Ngành chính của mình vẫn là Events, ít được học kiến thức kinh doanh nên mình chọn tập trung hơn vào các vị trí về (virtual) Events, MarCom trong Events vì đó là mảng mà mình có thể có cơ hội. May mắn là sau khi thay đổi thì mình đã qua được vòng CV và được nhận vài lời mời phỏng vấn, nhưng cuộc chiến tìm thực tập này sẽ chỉ dừng lại cho đến khi mình tìm được một chỗ để trao thân gửi phận hoặc thời gian đã hết, và mình thấy tình thế đang nghiêng về thời gian sắp hết lắm.

9. Tháng 12: Chuẩn bị cho phỏng vấn; Nghề nghiệp trong tương lai.

Những cuộc phỏng vấn giúp mình rất nhiều trong việc hệ thống lại xem bản thân là ai, là người như thế nào, đã sở hữu những kiến thức, kĩ năng gì, đã học được những gì trong suốt 3 năm đi học vừa qua, có những điểm mạnh yếu gì và mình đã thực sự làm gì trong những kinh nghiệm mà mình ghi trên CV. Quá trình reflection này khá đau đớn, vì mình “bóc tách” bản thân từng lớp từng lớp, đi sâu vào những câu hỏi tại sao, thế nào để thấu hiểu chính mình. Nhưng dù gì thì việc làm này cũng là cần thiết, vì kiểu gì trong đoạn đường kiếm việc sắp tới mình cũng phải làm thôi nên giờ vẫn là sinh viên, chưa ra xã hội nên vẫn chịu được. Cả quá trình đi tìm kiếm thực tập này giúp mình đối mặt với cảm giác khó chịu và sợ sệt của việc mở Google/LinkedIn để tìm việc, biết cách chuẩn bị hồ sơ, hiểu thêm về bản thân và rèn luyện kĩ năng phỏng vấn nên mình rất biết ơn. “No pain no gain” mà nên là thôi cứ cố gắng đến cùng đi vậy.

Đại dịch này khiến ngành mình học coi như điêu đứng, và mình cũng thấy khá nản vì có cảm giác như mình chọn nhầm rồi. Học đến năm 4 rồi mà giờ mới biết là nhầm, đúng không biết nói gì nữa. Tuy nhiên, đâm lao thì vẫn phải theo lao, mình vẫn phải cố gắng hoàn thành cho xong để có thể tốt nghiệp, để ra được trường. Trong khoảng thời gian tới mình sẽ thử xem “tổ ngành” tổ chức sự kiện có phù hộ mình không, nếu có thì mình theo ngành còn nếu không thì có thể mình sẽ rẽ hướng sang ngành khác.

Tổng kết lại: Trong năm nay vì đại dịch mà mình đã ngẫm ra siêu nhiều điều mà 23 năm trước đó mình chưa một lần nghĩ đến. Tuổi 23 và năm 2020 đánh dấu mình đã bắt đầu có sự lớn lên trong suy nghĩ, còn hành động thì đang cố gắng để thay đổi. Không ngoa khi coi đây là một năm mà mình đã “giác ngộ”, hiểu thêm về mình, hiểu thêm về đời. Mong rằng trong năm 2021 tới đây mình sẽ tiếp tục giác ngộ thêm nhiều bài học mới, suy nghĩ tích cực hơn, nghĩ ít đi và làm nhiều lên. Mong rằng những ai đọc đến tận dòng này sẽ có một năm mới suôn sẻ, gặt hái được nhiều thành công và luôn vui vẻ nhé.

Introduce Yourself (Example Post)

This is an example post, originally published as part of Blogging University. Enroll in one of our ten programs, and start your blog right.

You’re going to publish a post today. Don’t worry about how your blog looks. Don’t worry if you haven’t given it a name yet, or you’re feeling overwhelmed. Just click the “New Post” button, and tell us why you’re here.

Why do this?

  • Because it gives new readers context. What are you about? Why should they read your blog?
  • Because it will help you focus your own ideas about your blog and what you’d like to do with it.

The post can be short or long, a personal intro to your life or a bloggy mission statement, a manifesto for the future or a simple outline of your the types of things you hope to publish.

To help you get started, here are a few questions:

  • Why are you blogging publicly, rather than keeping a personal journal?
  • What topics do you think you’ll write about?
  • Who would you love to connect with via your blog?
  • If you blog successfully throughout the next year, what would you hope to have accomplished?

You’re not locked into any of this; one of the wonderful things about blogs is how they constantly evolve as we learn, grow, and interact with one another — but it’s good to know where and why you started, and articulating your goals may just give you a few other post ideas.

Can’t think how to get started? Just write the first thing that pops into your head. Anne Lamott, author of a book on writing we love, says that you need to give yourself permission to write a “crappy first draft”. Anne makes a great point — just start writing, and worry about editing it later.

When you’re ready to publish, give your post three to five tags that describe your blog’s focus — writing, photography, fiction, parenting, food, cars, movies, sports, whatever. These tags will help others who care about your topics find you in the Reader. Make sure one of the tags is “zerotohero,” so other new bloggers can find you, too.

Introduce Yourself (Example Post)

This is an example post, originally published as part of Blogging University. Enroll in one of our ten programs, and start your blog right.

You’re going to publish a post today. Don’t worry about how your blog looks. Don’t worry if you haven’t given it a name yet, or you’re feeling overwhelmed. Just click the “New Post” button, and tell us why you’re here.

Why do this?

  • Because it gives new readers context. What are you about? Why should they read your blog?
  • Because it will help you focus your own ideas about your blog and what you’d like to do with it.

The post can be short or long, a personal intro to your life or a bloggy mission statement, a manifesto for the future or a simple outline of your the types of things you hope to publish.

To help you get started, here are a few questions:

  • Why are you blogging publicly, rather than keeping a personal journal?
  • What topics do you think you’ll write about?
  • Who would you love to connect with via your blog?
  • If you blog successfully throughout the next year, what would you hope to have accomplished?

You’re not locked into any of this; one of the wonderful things about blogs is how they constantly evolve as we learn, grow, and interact with one another — but it’s good to know where and why you started, and articulating your goals may just give you a few other post ideas.

Can’t think how to get started? Just write the first thing that pops into your head. Anne Lamott, author of a book on writing we love, says that you need to give yourself permission to write a “crappy first draft”. Anne makes a great point — just start writing, and worry about editing it later.

When you’re ready to publish, give your post three to five tags that describe your blog’s focus — writing, photography, fiction, parenting, food, cars, movies, sports, whatever. These tags will help others who care about your topics find you in the Reader. Make sure one of the tags is “zerotohero,” so other new bloggers can find you, too.

Introduce Yourself (Example Post)

This is an example post, originally published as part of Blogging University. Enroll in one of our ten programs, and start your blog right.

You’re going to publish a post today. Don’t worry about how your blog looks. Don’t worry if you haven’t given it a name yet, or you’re feeling overwhelmed. Just click the “New Post” button, and tell us why you’re here.

Why do this?

  • Because it gives new readers context. What are you about? Why should they read your blog?
  • Because it will help you focus your own ideas about your blog and what you’d like to do with it.

The post can be short or long, a personal intro to your life or a bloggy mission statement, a manifesto for the future or a simple outline of your the types of things you hope to publish.

To help you get started, here are a few questions:

  • Why are you blogging publicly, rather than keeping a personal journal?
  • What topics do you think you’ll write about?
  • Who would you love to connect with via your blog?
  • If you blog successfully throughout the next year, what would you hope to have accomplished?

You’re not locked into any of this; one of the wonderful things about blogs is how they constantly evolve as we learn, grow, and interact with one another — but it’s good to know where and why you started, and articulating your goals may just give you a few other post ideas.

Can’t think how to get started? Just write the first thing that pops into your head. Anne Lamott, author of a book on writing we love, says that you need to give yourself permission to write a “crappy first draft”. Anne makes a great point — just start writing, and worry about editing it later.

When you’re ready to publish, give your post three to five tags that describe your blog’s focus — writing, photography, fiction, parenting, food, cars, movies, sports, whatever. These tags will help others who care about your topics find you in the Reader. Make sure one of the tags is “zerotohero,” so other new bloggers can find you, too.